Đăng ký

Thành viên VAT Corporation

Chuỗi Giá Trị Nông Sản Việt

Chuỗi Giá Trị Nông Sản Việt

Việt Nam là quốc gia nông nghiệp với tiềm năng lớn về sản xuất và xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, để tạo ra một chuỗi giá trị nông sản bền vững, đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế, cần nhìn nhận toàn diện từ khâu thu mua đến quá trình vận hành, cũng như những khó khăn và giải pháp đang được đặt ra.

Quy Trình Thu Mua

Doanh nghiệp trong ngành thường triển khai quy trình thu mua theo các bước:

  1. Xác định nhu cầu và sản phẩm cần thu mua

  2. Kết nối với nhà cung cấp (nông dân, HTX, thương lái)

  3. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu

  4. Thỏa thuận giá cả, điều kiện thanh toán

  5. Thu mua và vận chuyển

  6. Kiểm tra và nhận hàng

  7. Chế biến, đóng gói theo yêu cầu thị trường

Việc làm việc trực tiếp với nông dân và vùng nguyên liệu tập trung giúp doanh nghiệp chủ động về sản lượng và chất lượng. Nhiều địa phương hiện đã áp dụng tiêu chuẩn sản xuất như VietGap, GlobalGap, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các thị trường cao cấp.

Thuận Lợi Hiện Có

  • Các vùng nguyên liệu lớn, dễ thu mua sản lượng lớn như Bình Thuận (thanh long), Tây Nguyên (cà phê, hồ tiêu), Đồng bằng sông Cửu Long (gạo, trái cây).

  • Một số địa phương tiên phong áp dụng công nghệ canh tác hiện đại, nâng cao chất lượng nông sản.

  • Chính phủ và địa phương ban hành chính sách hỗ trợ, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.

  • Sự tăng trưởng nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ…

Những Khó Khăn Tồn Tại

Đối với nông dân:

  • Giá cả thiếu ổn định: Phụ thuộc nhiều vào thương lái, đặc biệt ở các vùng chuyên xuất sang Trung Quốc.

  • Không có hợp đồng bao tiêu: Hầu hết chỉ là lời hứa từ doanh nghiệp, thiếu sự ràng buộc pháp lý.

  • Thiếu hỗ trợ thực chất: Cán bộ địa phương triển khai hình thức, làm cho có để báo cáo.

  • Không tiếp cận công nghệ: Thiếu thông tin minh bạch, kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu.

  • Thiếu niềm tin: Nông dân ngại thay đổi, chưa tin tưởng vào mô hình sản xuất sạch.

Đối với doanh nghiệp:

  • Nguồn cung đạt chuẩn khan hiếm: Nông sản đạt chuẩn VietGap, GlobalGap không đủ để đáp ứng các đơn hàng lớn.

  • Thiếu liên kết chặt chẽ với vùng trồng: Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, khó kiểm soát đồng đều.

  • Rủi ro thị trường: Phụ thuộc vào một số thị trường lớn dễ dẫn đến biến động về tiêu chuẩn và giá cả.

Đối với lãnh đạo địa phương:

  • Thiếu quyết liệt trong triển khai: Dưới chỉ đạo chưa đồng bộ, còn nặng về hình thức.

  • Tâm lý e ngại thay đổi: Lịch sử bấp bênh của giá cả khiến khó vận động người dân áp dụng mô hình mới.

  • Thiếu đội ngũ đồng hành: Cần có lực lượng chuyên trách có tâm, có tầm để triển khai các chương trình thực chất.

Giải Pháp Đề Xuất

  • Số hóa quản lý vùng nguyên liệu: Ứng dụng công nghệ trong quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc, kết nối thị trường minh bạch.

  • Xây dựng lại niềm tin: Ký kết hợp đồng bao tiêu rõ ràng, đồng hành cùng nông dân từ đầu vụ.

  • Tái cơ cấu hợp tác xã: Củng cố hoạt động HXT theo hướng chuyên nghiệp, minh bạch, đại diện quyền lợi thực sự của nông dân.

  • Truyền thông sâu rộng: Tăng cường tuyên truyền mô hình nông sản sạch qua báo, đài, hệ thống phát thanh xã, phường.

  • Huy động chuyên gia công nghệ: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp thông minh, tăng cường liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ.

Newsletter

Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...